Cổng thông tin điện tử
Tỉnh Nghệ An
English
|
Japan
|
Korea
TRANG CHỦ
CHÍNH QUYỀN
Tỉnh ủy
Giới thiệu
Tiềm năng xứ nghệ
Thông tin đầu tư
Thông tin doanh nghiệp
Thông tin kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An
Hội đồng nhân dân tỉnh
Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An
Ủy ban nhân dân tỉnh
Lịch tiếp công dân
Lịch công tác của Lãnh đạo tỉnh
Huyện thành phố thị xã
Sở, ban, nghành
Thông tin cuộc họp UBND tỉnh
NGƯỜI DÂN
DOANH NGHIỆP
Văn hóa và du lịch
THÔNG TIN THỐNG KÊ
Làng nghề
29-06-2022
Kéo sợi
No description
Làm bóng tang trống
Làm bóng tang trống
Làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến - Quỳ Châu
Hoa Tiến là làng Thái cổ, lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng nhất của cộng đồng người Thái nơi miền Tây xứ Nghệ. Năm 2009, Làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu được UBND tỉnh trao Bằng công nhận làng nghề. Đến nay, ở đây nhà nào cũng có khung dệt, không những người già, trung niên mà kể cả những bé gái đều biết dệt, thêu thổ cẩm. Sản phẩm của làng nghề phong phú, đa dạng, từ thổ cẩm tấm, quần áo, ga trải giường, khăn trải bàn cho đến những chiếc cặp, ví, cà vạt, khăn quàng cổ, đội đầu với những nét hoa văn tinh tế và độc đáo. Sản phẩm thổ cẩm của Hoa Tiến được nhuộm bằng các loại cây rừng nên có màu sắc tự nhiên. Chính vì thế, thổ cẩm Hoa Tiến rất được du khách ưa chuộng, nhất là khách du lịch quốc tế. Hiện, thổ cẩm Hoa Tiến đã có mặt ở các hội chợ thương mại lớn tổ chức tại Hà Nội, phố cổ Hội An, sang cả Lào, Thái Lan.
Làng nghề gốm cổ Trù Sơn- Đô Lương
Từ Quốc lộ 46 rẽ sang đường 15 qua Mỹ Sơn (Đô Lương), vượt đỉnh Cồn Nem là đến Làng nghề gốm cổ Trù Sơn. Đây là cái nôi của nghề gốm truyền thống trên đất Đô Lương nói riêng và cả xứ Nghệ nói chung. Đây cũng là nơi duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ nên nơi đây còn được gọi là làng "Nồi đất". Gốm Trù Sơn được làm thủ công, ở trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản, sản phẩm sau khi ra lò tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Đất sau khi nhồi kỹ được cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng chiếc nồi, chiếc siêu thô sơ ban đầu. Khi đã làm xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được bàn tay khéo léo của người thợ gọt lại cho thật trơn và đem đi phơi nắng, sau đó được đưa vào lò nung. Gốm ở đây được đun bằng lá bổi, lá thông, bên ngoài phủ một lớp rơm để giữ nhiệt. Để cho gốm chín đều, không bị cháy hay non quá, người thợ phải biết cách "xem lửa" để biết thời điểm nào cần phải dừng đun. Hàng năm, cứ sau mùa gặt hái là người dân lại xắn tay lên làm gốm. Cũng có những hộ làm quanh năm, nhưng số lượng không nhiều. Hiện có một số người đứng ra bao tiêu sản phẩm để đưa xuống Vinh, vào Hà Tĩnh, Quảng Bình và ra Hà Nội, Thái Nguyên, tuy nhiên số lượng không nhiều và không thường xuyên.
Làng nghề làm trống Hoàng Hà (Diễn Hoàng - Diễn Châu)
Nghề làm trống nổi tiếng tại làng Hoàng Hà (xã Diễn Hoàng, Diễn Châu, Nghệ An) đã có từ mấy trăm năm. Ông tổ của làng trống Hoàng Hà là Nguyễn Phúc Giang và Nguyễn Phúc Ðạt, dòng dõi họ Nguyễn Ðình, hậu duệ của Cương quốc Công Nguyễn Xí. Đã trải qua nhiều đời, con cháu dòng họ Nguyễn vẫn lưu truyền và phát triển nghề này như một "bảo vật" của dòng họ. Năm 2009, làng trống Hoàng Hà được công nhận làng nghề. Việc làm trống trải qua nhiều bước, nhưng có 3 bước quan trọng nhất: Làm da, làm tang và bưng trống. Loại gỗ để làm trống duy nhất chỉ là gỗ mít. Da làm trống phải là da bò còn tươi, không được ướp muối hay bất kỳ loại hóa chất nào thì trống mới bền, tiếng trống mới đảm bảo âm vực chuẩn. Trống họ Nguyễn không chỉ có mặt khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang một số nước khu vực Đông Nam Á.
Làng nghề mây tre đan Thái Thọ, Nghi Thái, Nghi Lộc
Làng mây tre đan Thái Thọ, Nghi Thái được công nhận làng nghề năm 2003. Làng có 235/350 lao động làm nghề, chiếm 67 % lao động của làng. Giá trị sản xuất mây tre đan của làng nghề đạt 1,9 tỷ đồng, chiếm 73% tổng giá trị sản xuất của làng. Thu nhập từ nghề mây tre đan đạt 1.579 triệu đồng, chiếm 75 % thu nhập tổng thu nhập của làng. Thu nhập bình quân đầu người là 6 triệu đồng/người/tháng, trong đó lao động làm nghề có thu nhập bình quân đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng (số liệu năm công nhận làng nghề).
Làng nghề tương Nam Đàn
Nghề làm tương ở Nam Đàn đã có từ rất lâu, nhưng được công nhận làng nghề vào năm 2008. Người Nam Đàn làm tương cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu và không hề dung hóa chất. Ở bất cứ thời điểm nào, người dân Nam Đàn vẫn giữ những nguyên tắc vàng khi làm tương và tương càng để lâu càng ngọt, thơm. Hàng năm, làng nghề cung cấp cho thị trường 400.000 - 500.000 lít tương; Trung bình mỗi hộ sản xuất 30 - 40 chum tương/năm. Nhờ chung thủy với cách làm thủ công truyền thống nên sản phẩm này được nhiều người biết đến. Ở TP. Vinh có rất nhiều nhà hàng, khách sạn lớn sử dụng tương Nam Đàn. Và thật đáng tự hào khi trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tương Nam Đàn cũng được đem ra trưng bày, giới thiệu tại Thủ đô.
Lựa kén
No description
Lên khuôn cho các loại nồi đất
No description
Nghề làm giấy dó ở làng Phong Phú, Nghi Phong, Nghi Lộc
No description
Nghề làm giấy dó ở làng Phong Phú, Nghi Phong, Nghi Lộc
Làng Phong Phú có truyền thống trăm năm làm giấy dó. Trong làng, nhiều gia đình đã theo nghề từ 5 - 6 đời nay nhưng hiện chỉ còn mươi hộ đang bám trụ với nghề. Mọi công đoạn để cho ra sản phẩm giấy dó đều làm thủ công, bằng đôi tay trần của người thợ và đòi hỏi người làm nghề phải tốn nhiều công sức và rất tỉ mỉ. Khâu khó nhất và cũng là kinh nghiệm, là bí quyết gia truyền chính là khâu đun lửa - phải giữ lửa ở nhiệt độ cao, đều lửa trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Tính sơ sơ từ cây gió đến khi ra được tờ giấy phải qua 10 công đoạn, tức là mất gần 1 tháng.
Nghề làm miến Phú Thành, Quỳnh Hậu, Quỳnh Lưu
Xuất hiện từ những năm 1980 và phát triển mạnh từ năm 2005, hiện toàn xã Quỳnh Hậu có hơn 100 hộ làm nghề sản xuất miến gạo; thu hút hàng trăm lao động tham gia. Năm 2012, làng sản xuất miến Phú Thành (Quỳnh Hậu) được công nhận là làng nghề. Trước đây việc xay bột, tráng bột, thái bánh làm bằng tay nên năng suất thấp. Từ năm 2006 trở lại đây, nghề làm miến đã được hỗ trợ bằng máy liên hoàn (máy xay, máy đập bột, máy cán sợi) nên năng suất tăng gấp 10 lần. Để đảm bảo chất lượng, các hộ làm nghề đều có bản cam kết không sử dụng hàn the, thuốc tẩy hay các chất phụ gia khác và đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do luôn giữ chữ tín và quan tâm đến chất lượng nên sản phẩm miến gạo Quỳnh Hậu được bạn hàng trong và ngoài huyện ưa chuộng.
Nghề làm nước mắm Cửa Hội
Làng nghề sản xuất nước mắm Hải Giang 1, Cửa Hội được công nhận làng nghề vào năm 2010. Sản xuất hơn 400.000 lít nước mắm mỗi năm nhưng nước mắm ở đây được làm theo công thức cổ truyền. Cá để ướp nước mắm phải là cá cơm (cá tróng tươi). Sau đó cho vào thùng đóng bằng gỗ vàng tâm có nẹp đai thật chặt để ủ. Cá được ủ từ 9-12 tháng, bao giờ cá thành chợp, ngấu đến độ cuối cùng thì được dùng. Để nước mắm thêm thơm ngon, ngư dân pha chế nước mắm với thính làm bằng gạo hoặc đậu rang và mật mía, thắng đặc rồi đổ nước cho thêm muối vào quấy đều, lóng lấy nước rồi đem nấu nước mắm.
Nghề mây tre đan ở xã Nghi Phong - Nghi Lộc
Nghi Phong có lợi thế là có nhiều nghệ nhân rất giỏi nghề vì đây là một nghề truyền thống của địa phương. Nhờ phát triển nghề mây tre đan, đời sống của nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Mỗi năm, các làng nghề của Nghi Phong sản xuất từ 50- 60 nghìn sản phẩm xuất khẩu, thu nhập bình quân từ 1,3- 1,5 triệu đồng/người/tháng, lao động lành nghề ở các doanh nghiệp đạt 1,5- 2 triệu đồng/người/tháng. Những sản phẩm của làng nghề ngày càng tinh xảo, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Nghề nuôi tằm ươm tơ Diễn Kim - Diễn Châu
Cuộc sống của người dân Diễn Kim, Diễn Châu vươn lên khá một phần là nhờ giữ vững và phát triển nghề "nuôi tằm ươm tơ" của cha ông từ xa xưa để lại. Người dân xã Diễn Kim không chỉ nuôi tằm mà còn đầu tư hàng chục xưởng ươm tơ với gần 100 máy hoạt động thường xuyên. Sản lượng kén hàng năm đạt 150 tấn, tương đương 16 tấn tơ. Nghề nuôi tằm ươm tơ đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động. Năm 2003, Làng nghề ươm tơ dệt đũi Tiền Tiến – Diễn Kim, Diễn Châu được công nhận là làng nghề. Điều đáng mừng là chất lượng sản phẩm của làng nghề ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu, đem lại giá trị thu nhập ngày càng cao cho người lao động.
Người dân đưa sản phẩm xuống thành phố tiêu thụ
No description
Vào lò
No description
Xe tơ
No description
Đốt lò
No description
Xếp sản phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường
No description
THƯ VIỆN ẢNH
PHOTO
Di tích văn hóa - lịch sử
PHOTO
Các dân tộc thiểu số sinh sống ở Nghệ An
PHOTO
Danh lam thắng cảnh thiên nhiên
PHOTO
Ẩm thực xứ Nghệ
PHOTO
Lễ hội làng Sen
PHOTO
Công trình văn hóa - kinh tế tiêu biểu
PHOTO
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
PHOTO
Danh nhân Nghệ An
PHOTO
Người Nghệ trong thời kỳ đổi mới
PHOTO
Lễ hội Đền Cửa
1
2
3
4