image

Nông dân Anh Sơn làm đường điện và hệ thống béc tưới tại vườn chống hạn

Năm nay được dự báo nắng nóng, hạn hán sẽ diễnra gay gắt. Để chống hạn cho cây trồng, bà con nông dân xã Đỉnh Sơn, huyện AnhSơn đã đầu tư 1 tỷ đồng làm đường điện và hệ thống béc tưới ngay tại vườn chocác loại cây trồng.

Hiện đang là đỉnh điểm của nắng hạn nhưng vườnchè hơn 1 ha và vườn cam hơn 450 gốc của gia đình ông Nguyễn Đức Thắng ở thônBãi Phủ xã Đỉnh Sơn vẫn xanh tốt. Cây chè cho thu hái đều đặn, năng suất ổn định.Ông Thắng chia sẻ: "Những năm trước, vào mùa này năng suất chè của giađình giảm hẳn, vườn cam Bãi Phủ thì không phát triển được do thời tiết nắng hạn.Trước thực trạng đó, gia đình đã đầu tư hơn 18 triệu đồng để khoan giếng, mua ốngdẫn nước và hệ thống béc xoay 360 độ về tưới, đồng thời kéo thêm đường điện đểhệ thống tưới hoạt động ổn định hơn”.

Theo ông Thắng, béc tưới xoay tự động 360 độ, khi phun nước sẽ quaythân tròn giúp lượng nước phun sẽ được tưới đều từ trong ra ngoài với bán kínhtưới 40m, vừa giúp tiết kiệm nhân lực, nước, đồng thời liên tục cung cấp nướccho cây trong thời điểm nắng gắt. Đây cũng là biện pháp có hiệu quả hơn hẳn cácbiện pháp chống hạn mà trước đó gia đình ông đã áp dụng. Mặc dù thời tiếtnắng hạn, nhiều nơi chè không có thu hoạch, nhưng diện tích chè của giađình ông Thắng vẫn đều đặn 45 ngày 1 lứa, năng suất đạt từ 4,5- 5 tấn/ha.

Đầu mùa nắng hạn năm nay, nhận thấy thời tiếtbiến đổi không thuận lợi cho người làm nông nghiệp, gia đình chị Lã Thị Thu Hàthôn Bãi Phủ xã Đỉnh Sơn quyết định đầu tư hệ thống béc tưới cho toàn bộ 2 havườn cây ăn quả gồm bưởi, cam, ổi với hơn 400 gốc của gia đình. Chị Hà cho biết,hệ thống béc được thiết kế gồm máy bơm 3 pha, các đường ống nhựa cứng PVC vànguồn nước từ giếng khoan. Nước bơm được dẫn đến khu tưới bằng đường ống và lắpcác ống phun cao khoảng 0,6 - 0,7 m so với mặt đất và có gắn vòi phun, được bốtrí nằm giữa 4 cây xung quanh. Cách tưới tiết kiệm mới này thật sự rất hiệu quả.Nếu trước đây cần nhiều người để tưới, thì nay chỉ cần một người vặn van xả nướclà đã đủ tưới cho hơn 400 gốc cây ăn quả của gia đình. Từ sáng sớm gia đìnhchị chỉ cần ra đặt bec ở vị trí cần tưới, mở nước rồi có thể làmviệc khác. Sau khoảng 2 giờ đồng hồ đến di chuyển vị trí rất tiệnlợi, giảm sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hệ thống béc tưới tự động không chỉ tăng hiệu quả chống hạnmà còn giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí sản xuất.

Ông Nguyễn Viết Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dânxã Đỉnh Sơn cho biết thêm: Hiện nay xã Đỉnh Sơn là địa phương có diện tích câyăn quả và chè công nghiệp lớn ở huyện Anh Sơn, với hơn 100 ha chè và 120 ha câyăn quả chủ yếu là cam Bãi Phủ. Những năm gần đây bà con nông dân xã Đỉnh Sơn đãnhanh nhạy ưng dụng KHKT vào mô hình chống hạn và mang lại hiệu quả rất cao. Điểnhình như ở thôn 323 (nay sáp nhập là thôn Bãi Phủ), hiện tại 100% gia đình đãáp dụng mô hình chống hạn bằng béc tưới xoay tự động và tự nguyện đóng góp kéođường điện về vườn. Tổng số tiền các hộ dân đóng góp làm đường điện và béc tướikhoảng 1 tỷ đồng. Việc nhanh nhạy ứng dụng mô hình chống hạn đã cho năng suấtchè búp tươi tăng hơn 20%, không có hiện tượng chè chết cháy do nắng nhưtrước đây. Thời gian tới xã Đỉnh Sơn sẽ nhân rộng ra để bà con nông dân áp dụngđại trà mô hình chống hạn này.

Thái Hiền
Nguồn: Truyền hình Nghệ An (7/6/2020)