Huy động và sử dụng mọi nguồn lực để thúc đẩy công tác hội nhập Quốc tế của tỉnh
Ngày
1/7/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 520/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị
quyết số 153/NQ-CP ngày 31/5/2025 của Chính phủ, Kế hoạch số 339-KH/TU ngày
20/5/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW
ngày 24/01/2025 của Bộ Chính trị về hội nhập Quốc tế trong tình hình mới.
Kế hoạch được ban hành nhằm
triển khai kịp thời, đầy đủ, hiệu quả, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp của Nghị quyết số 59-NQ/TW, Nghị quyết số 153/NQ-CP, Kế hoạch số 339-KH/TU
về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Đồng thời phát huy tiềm năng, thế mạnh,
nâng cao hiệu quả công tác hội nhập quốc tế của tỉnh để góp phần nâng cao vai
trò, vị thế và uy tín quốc tế của tỉnh. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán
bộ, công chức, người dân, cộng đồng doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của
hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Để đạt được mục đích trên,
UBND tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng; đổi mới tư duy, nhận thức và hành động trong hội nhập Quốc tế trong tình
hình mới. Hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ hội nhập Quốc tế của tỉnh;
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế Quốc tế phục vụ xây dựng kinh tế tỉnh phát
triển nhanh, bền vững; Hội nhập Quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh của tỉnh
sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực và vị thế Quốc tế
của tỉnh. Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, mở rộng không gian phát triển bền
vững và hiện đại hoá tỉnh. Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế về văn hoá, xã hội, du lịch,
giáo dục – đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác. Nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ
đạo, phối hợp và bản lĩnh chính trị hội nhập Quốc tế.
Trong đó, thực thi và tận
dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) và các hiệp định
thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên nhằm đưa Nghệ An hội
nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng quốc gia và quốc tế, nâng cao vị thế của tỉnh
trong các chuỗi giá trị và trong đánh giá của các đối tác; xây dựng và bảo vệ
các thương hiệu địa phương đạt tầm quốc tế; chủ động thực thi các quy tắc và luật
lệ chung về thương mại quốc tế.
Thúc đẩy quan hệ với Đại sứ
quán các nước, các tổ chức và cơ quan quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
tại Việt Nam để giới thiệu quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh; tiếp
cận, làm việc với các tập đoàn kinh tế nước ngoài để kêu gọi các dự án đầu tư
trong lĩnh vực ưu tiên, nhất là dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, trong danh mục
thu hút đầu tư của tỉnh.
Nâng cao năng lực của các
cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc đẩy
mạnh, hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp của tỉnh với doanh nghiệp trong và
ngoài nước; phát triển văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân của tỉnh đáp ứng
yêu cầu hội nhập; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng phó với
các tranh chấp phát sinh trong quan hệ đầu tư, thương mại quốc tế. Khuyến khích
doanh nghiệp tỉnh Nghệ An đầu tư, kinh doanh có hiệu quả ở nước ngoài.
Duy trì việc tổ chức tuần
tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo và chống khai thác hải sản bất
hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), kịp thời xử lý có hiệu quả
các vụ việc, không để xảy ra điểm nóng. Tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát
vùng biển, kiểm soát xuất, nhập cửa sông, cửa lạch đối với các phương tiện,
trong đó phát hiện, điều tra, xử lý các chủ phương tiện vi phạm các quy định của
nhà nước.
Phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong tỉnh, đáp ứng
yêu cầu hội nhập Quốc tế. Xây dựng và triển khai hiệu quả các khuôn khổ hợp
tác, liên kết song phương nhằm tranh thủ huy động nguồn lực quốc tế cho phát
triển lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ứng dụng
mạnh mẽ các công nghệ mới, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi
năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
và chuyển đổi số. Thu hút và trọng dụng nhân tài, bao gồm các chuyên gia, nhà
khoa học và trí thức quốc tế, người Việt Nam, đặc biệt là người Nghệ An ở nước
ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, kỹ sư và cán bộ khoa học của
Nghệ An tham gia các chương trình trao đổi, đào tạo và nghiên cứu tại nước
ngoài. Tập trung cải thiện hạ tầng để kết nối với các vùng, các quốc gia, khu vực
trong nước và trên thế giới.
Chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế về văn hoá gắn với bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hoá xứ Nghệ; xây dựng
chiến lược quảng bá thương hiệu địa phương. Hình thành các sản phẩm, thương hiệu
văn hoá đặc sắc đặc trưng của tỉnh Nghệ An có chất lượng và năng lực cạnh tranh
trong nước và quốc tế. Quản lý, ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm văn hoá
không lành mạnh.
Tăng cường hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, quản lý khám
chữa bệnh, y tế dự phòng, quản lý môi trường và thiết bị y tế. Đẩy mạnh đào tạo,
nâng cao chất lượng và số lượng phù hợp đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại
và hội nhập quốc tế từ cấp tỉnh đến cấp xã, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
trình độ chuyên môn, kỹ năng cao và năng lực làm việc trong môi trường quốc tế…
UBND tỉnh yêu cầu việc triển
khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo nghiêm túc, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở,
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực
hiện. Đồng thời phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng cơ
quan, đơn vị; huy động và sử dụng mọi nguồn lực để thúc đẩy công tác hội nhập Quốc
tế của tỉnh.
Kim
Oanh (T/h)