Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sáng
16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt,
triển khai thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ
11 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tham dự hội nghị có đồng
chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính
trị: Lương Cường - Chủ tịch nước, Phạm Minh Chính – Thủ tướng Chính phủ, Trần
Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội, Trần Cẩm Tú - Thường trực Ban Bí thư; các đồng
chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung
ương....
Tại điểm
cầu tỉnh Nghệ An, tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung – Bí thư Tỉnh
ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hồng
Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh – Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ủy
ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Trưởng, phó các ban, sở, ngành, đoàn thể trực thuộc tỉnh,
MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội...
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Nghệ An
Phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân cho giai đoạn
2026 - 2030 từ 10%/năm trở lên
Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính quán triệt những điểm mới trong các dự thảo văn kiện trình
Đại hội XIV của Đảng
Tại hội nghị, quán triệt những điểm
mới trong Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính cho biết: Sau 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã từng bước
hình thành và hoàn thiện được lý luận về đường lối đổi mới ở Việt Nam, đó là chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với văn hóa hơn 4 ngàn năm lịch
sử hào hùng của Việt Nam được vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt Nam và bối
cảnh thế giới. Đây là sự vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể Việt Nam thời kỳ mới; là sự
phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, phù hợp với các quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn
đất nước và xu thế thời đại; kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa, giá trị văn hoá và các thành tựu phát triển của nhân loại.
Quán triệt những
điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính trị, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Trung
ương thống nhất chủ đề Đại hội XIV là: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, chung sức,
đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước đến
năm 2030; tự cường, tự tin, tiến mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì
hoà bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước
đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Trung ương đồng ý
điều chỉnh, hoàn thiện 3 bài học kinh nghiệm thể hiện tinh thần mới trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Về mục tiêu phát triển, bổ sung, nhấn mạnh các
nội hàm: Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; Phát triển nhanh, bền vững dựa
trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tự cường, tự tin,
tiến mạnh trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc; Cải thiện và nâng cao
toàn diện đời sống nhân dân.
Về các chỉ tiêu chủ
yếu 5 năm (2026 – 2030), rà soát, điều chỉnh một số chỉ tiêu, trong đó phấn đấu
đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân cho giai đoạn
2026 - 2030 từ 10%/năm trở lên; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng
8.500 USD; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt khoảng 8,5%/năm; tổng vốn
đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 40% GDP.
Quán triệt các nội
dung mới trong dự thảo Báo cáo Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cho biết, dự thảo
nêu 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó một số nội dung mới quan trọng
được bổ sung bao gồm: Đẩy nhanh hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nhanh, bền
vững đất nước; Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
đồng bộ trên nền tảng hệ giá trị quốc gia: Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; hệ giá trị văn hoá Việt Nam:
Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; hệ giá trị gia đình Việt Nam: Tiến bộ, văn
minh, ấm no, hạnh phúc; chuẩn mực con người Việt Nam: Yêu nước, đoàn kết, tự cường,
nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo…
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Nghệ An
Thủ tướng Chính phủ
cho biết, trong dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội đề ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; trong đó bổ sung, nhấn mạnh một
số nội dung mới cụ thể như sau: Bảo đảm thể chế phải đi trước, mở đường cho đột
phá phát triển; đổi mới tư duy, quan điểm, phương pháp, nâng cao năng lực xây dựng
pháp luật và tổ chức thực thi hiệu quả. Thực hiện chiến lược thu hút hiệu quả đầu
tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài; có giải pháp cụ thể huy động nguồn lực
trong Nhân dân. Xác định rõ khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng
nhất của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 1,5-2,0 triệu doanh nghiệp.
Tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật;
tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương 2
cấp bảo đảm gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng
cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân…
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Nghệ An
Trong dự thảo Báo cáo tổng kết công
tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng, Thủ tướng
Chính phủ cho biết, Trung ương thống nhất bổ sung đánh giá, nhấn mạnh một số kết
quả nổi bật. Việc thực hiện 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, 03 nhiệm vụ trọng tâm
và 03 giải pháp đột phá Đại hội XIII đề ra, nhất là một số chủ trương, nhiệm vụ
mang tính cách mạng đã được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng
Bí thư tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với phương pháp tổ chức thực hiện rất mới,
quyết liệt, hiệu quả, toàn diện, đồng bộ, sâu sắc, đạt được những kết quả rất
quan trọng, tạo nền tảng để đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
Quang cảnh tại điểm cầu Văn phòng UBND tỉnh
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đặng Thanh Tùng chủ trì điểm
cầu Văn phòng UBND tỉnh
Quán triệt nội dung mới của các dự
thảo báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đánh giá các báo cáo đã được bổ sung, hoàn
thiện theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích,
có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại
hội Đảng. Bộ Chính trị, Trung ương đã chỉ đạo các Tiểu ban khẩn trương tiếp
thu, hoàn thiện các dự thảo văn kiện để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp nhiệm
kỳ 2025-2030. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đồng chí Lãnh đạo tổ chức đảng
các cấp quán triệt, nghiên cứu kỹ để bổ sung, hoàn thiện văn kiện Đại hội cấp
mình. Đối với các tỉnh có sáp nhập, hợp nhất thì các Ban Thường vụ phải trao đổi,
phối hợp để xây dựng Văn kiện của Đại hội tỉnh mới. Đồng thời, các Tiểu ban tiếp
tục nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, tiếp thu ý kiến đại hội đảng bộ các cấp để
trình Hội nghị Trung ương 12.
Chủ
động chuẩn bị từ sớm, từ xa, ngay từ bây giờ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt chuyên đề về
sửa đổi hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16
và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031
Quán triệt chuyên đề, Chủ tịch Quốc
hội Trần Thanh Mẫn cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp và các luật, nghị quyết có
liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc
kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi
vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh
chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025. Có hướng dẫn cụ
thể để đảm bảo hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình, kế hoạch
thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý
công tác quán triệt trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, tuyên truyền,
vận động rộng rãi trong toàn dân, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm sự đoàn kết,
đồng thuận, thống nhất cao, quyết tâm thực hiện trong cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân.
Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031, dự kiến bầu cử sớm
hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển
khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 14. Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia (dự
kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15). Dự kiến
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2026-2031 là ngày Chủ nhật 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên thứ nhất của Quốc
hội. Vì vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị từ sớm, từ
xa, ngay từ bây giờ.
Cũng trong sáng nay, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê
Minh Hưng truyền đạt nội dung về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu
năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ
thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày
18/01/2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 -
2030”
Tất cả vì lợi ích
chung của đất nước, vì nhân dân…
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam Tô Lâm phát biểu
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng
chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị
sau hội nghị này, các cấp uỷ, tổ chức Đảng có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu,
quán triệt đầy đủ, thấu đáo các nội dung Nghị quyết, xây dựng kế hoạch, chương
trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện.
Trước yêu cầu triển khai cùng lúc số
lượng công việc rất lớn, phạm vi rộng, thời gian ngắn, chất lượng cao, nhiều việc
chưa có tiền lệ, Tổng Bí thư nhấn mạnh 3 yêu cầu chung và 4 lưu ý trong thống
nhất lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, lưu ý, cần xác định quyết tâm chính trị cao
nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
11, xác định đây là cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị
hành chính và cải cách, đổi mới để phát triển đất nước. Các cấp uỷ, tổ chức đảng,
người đứng đầu các cấp phải quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt toàn
thể cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng đặc biệt của chủ trương
này, tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng trong toàn đảng, toàn xã hội
quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng Trung ương đã
đề ra. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan triển khai quyết liệt các công
việc trên tinh thần đúng vai, thuộc bài, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ
giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau, không được có tư
tưởng quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia, tất cả vì lợi ích
chung của đất nước, vì nhân dân…
Kim Oanh