UBND tỉnh triển khai Đề án sản xuất trồng trọt vụ Hè thu – Mùa năm 2025
Sáng
14/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Đề án sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu
–Mùa năm 2025. Các đồng chí: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ; Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Quốc Việt; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi
trường Võ Thị Nhung cùng chủ trì hội nghị.
Phấn đấu vụ Hè Thu - Mùa năm
2025 đạt 400.360 tấn lương thực
Sản
xuất vụ Hè thu - Mùa năm 2024 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thời
tiết cực đoạn từ đầu vụ đến cuối vụ (như nắng nóng, mưa lớn, dông lốc và bão
lụt),… đã ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển, sản lượng một số cây trồng và làm thiệt hại
trên 8.400 ha diện
tích các
loại cây trồng như lúa, ngô
rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Quang
cảnh hội nghị
Giám
đốc Sở Nông
nghiệp và Môi trường Hoàng
Quốc Việt phát biểu khai mạc hội nghị
Tuy nhiên với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh
đến địa phương trong tổ chức sản xuất,
áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật, liên kết sản xuất, phòng chống hạn, phòng trừ sâu bệnh hại và khắc phục bão
lụt, mưa lớn; cùng với
sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân, nên
diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất vụ Hè thu - Mùa năm 2024 đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận.
Các chỉ tiêu chính trong kế hoạch vụ Hè
thu, Mùa cơ bản đạt và vượt. Trong đó, diện tích gieo trồng đạt 109.156,57 ha/KH
108.380 ha (đạt 100,72% so với KH) và tổng sản lượng cây lương thực có hạt 432.186,97
tấn, đạt 102,84% so với vụ Hè Thu - Mùa năm 2023 và đạt 105,34% so với kế hoạch.
Địa phương và doanh nghiệp,
người nông dân đã quan tâm phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành
liên kết từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tổng diện tích
các cây trồng được liên kết sản xuất vụ Hè Thu - Mùa đạt hơn 13.000 ha.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Võ Thị
Nhung trình bày nội dung Đề án sản xuất trồng trọt vụ Hè thu – Mùa năm 2025
Các cấp tỉnh, ngành, địa
phương đã nỗ lực thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất tạo động lực cho
doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn, đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả,
với tổng kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất là 29,326 tỷ đồng; trong
đó các địa phương đã nỗ lực trích từ ngân sách cấp huyện hỗ trợ 1,54 tỷ đồng.
Theo dự
báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, nhiệt độ
trung bình từ tháng 03-06/2025 phổ biến ở mức xấp xỉ
so với trung bình nắng nóng cùng
thời kỳ. Nắng nóng có khả năng xuất hiện
ở khu vực tỉnh Nghệ An từ tháng 4 và gia tăng cường độ trong tháng
5-7/2025. Với thực trạng nguồn nước tại các hồ
đập, sông suối và các công trình đầu mối thì nguy cơ xảy ra
hạn hán, thiếu nước, xâm
nhập mặn có thể xảy ra ở
vùng cao cưỡng, cuối kênh và cuối hệ thống. Cùng với
đó, dự báo trong vụ Hè
thu - Mùa năm 2025, tình hình sinh vật gây hại chính trên các cây trồng chính
sẽ diễn biến phức tạp, khó lường.
Từ bài học kinh nghiệm trong sản xuất vụ Hè thu – Mùa những năm trước, dự
báo kết quả sản xuất vụ Xuân năm 2025, Đề án đã đưa ra mục tiêu vụ
Hè Thu - Mùa năm 2025 phải phấn đấu đạt 400.360 tấn lương thực; sản lượng các
cây trồng khác đạt trên 176.000 tấn.
Đại diện doanh nghiệp thông tin về việc cung cấp các loại giống lúa
Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Văn Dương đề xuất một vấn đề
để sản xuất trồng trọt vụ Hè thu – Mùa đạt hiệu quả cao
Tại
hội nghị, lãnh đạo Chi cục Thủy lợi báo cáo tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất;
đại diện Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 cũng đã đưa ra dự báo tình hình sâu bệnh
và khuyến cáo cách phòng trừ trong vụ Hè thu – Mùa năm 2025. Lãnh đạo các địa
phương, các đơn vị đã đưa ra dự báo về tình hình sản xuất, đề xuất một số vấn đề
để công tác sản xuất vụ Hè thu – Mùa năm 2025 đạt hiệu quả.
Xây
dựng phương án đảm bảo chủ động ứng phó khi hạn hán xẩy ra
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Văn Đệ phát biểu
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn
Đệ nhấn mạnh: Sản xuất trồng trọt vụ Hè thu - Mùa 2025 diễn ra trong bối cảnh dự
báo có nhiều bất lợi về điều kiện ngoại cảnh; đồng thời, các địa phương đang tập
trung thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy (bỏ cấp huyện, sáp nhập
xã),... Vì vậy, để tổ chức triển khai sản xuất vụ Hè thu, Mùa 2025 đạt kết quả
cao, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, đồng chí đề nghị các Sở, ngành, địa phương quan tâm
tập trung thực hiện một số giải pháp.
Đó
là, tuân thủ nghiêm túc thời
vụ gieo cấy Lúa theo phương châm “Càng sớm càng tốt” và đặt an toàn, hiệu quả lên trên hết; phải xem xét thời điểm thu hoạch lúa Xuân,
khả năng phân phối nước để chọn thời điểm ra mạ, gieo thẳng và cơ cấu giống để khép kín
diện tích và tránh mưa lụt, bão, áp thấp nhiệt đới cuối vụ.
Đối với các
cây hoa màu ngắn ngày (ngô, lạc, vừng, đậu đỗ, rau các loại), sau khi thu hoạch vụ Xuân, cần chủ
động tranh thủ đất đủ độ ẩm để làm đất gieo ngay.
Ngành Nông nghiệp và Môi
trường và địa phương cần quan tâm thực
hiện tốt công tác theo dõi, điều tra phát hiện, dự tính dự báo dịch hại, phòng
trừ sinh vật gây hại cây trồng. Đồng thời, xây dựng phương án chống hạn,
phương án tưới hợp lý đảm bảo chủ động ứng phó khi hạn hán xẩy ra. Tu sửa bờ vùng, bờ thửa, nạo vét thông thoáng kênh mương
tưới tiêu, thực
hiện tưới tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ để phục vụ tốt, kịp thời công tác tưới nước cho sản xuất và tiêu nước kịp thời
khi có mưa to, lũ xảy ra.
Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, xây dựng
mô hình để khuyến khích người dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi
sinh, hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm xử lý rơm rạ,...
để giảm tồn dư các chất hóa học, kim loại nặng có hại trên đất, giảm hiện tượng
ngộ độc hữu cơ, đồng thời cải tạo tính chất đất và nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản.
Rà soát, đánh giá
để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa một cách hiệu quả theo Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất trồng lúa
năm 2025,
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 194/QĐ-UBND ngày 22/01/2025. Đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ,
các quy trình sản xuất tiên tiến, sản xuất nông sản
an toàn từng bước hình thành vùng sản xuất đảm bảo an toàn tiêu chuẩn và đẩy mạnh,
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các sai
phạm trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...
tại các địa phương. Đảm bảo hàng hoá có chất lượng tốt, giá cả hợp lý phục vụ kịp
thời cho
sản xuất.
Trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật ngành nông nghiệp đã
đề ra trong Đề án, các địa phương cần cụ thể hóa vào Đề án, Kế hoạch của địa
phương một cách phù hợp và đặc biệt cần đề ra các giải pháp quản lý, chỉ đạo,
phân công, phân nhiệm cụ thể giữa cấp huyện và cấp xã để theo dõi, chỉ đạo đảm
bảo liên tục, thông suốt và đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Ngoài các giải pháp nêu trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương,
đơn vị liên quan đồng thời cho biết, UBND tỉnh sẽ ban hành Chỉ thị về tăng cường sản xuất vụ Hè thu - Mùa năm 2025 để
huy động các nguồn lực, tập trung chỉ đạo sản xuất thắng lợi.
Phan
Quỳnh