Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 27-06-2022
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL trao Bằng công nhận cho lãnh đạo tỉnh Nghệ An
Sau phần lễ trao Bằng công nhận, các đại biểu và khản giả đã thưởng thức Chương trình nghệ thuật “Về miền ví dặm” gồm những tiết mục dân ca đặc sắc với sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ hàng đầu cùng các câu lạc bộ, nghệ nhân dân gian ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh. Chương trình nghệ thuật đã tái hiện, biểu diễn không gian diễn xướng kinh điển của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Những làn điệu quen thuộc của loại hình nghệ thuật này được biểu diễn một cách sinh động, đầy ấn tượng./.
Một số tiết mục văn nghệ trong hình ảnh tại buổi lễ vinh danh
Theo thống kê, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 26 huyện, thành phố, thị xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh có gần 100 CLB Dân ca Ví, Giặm cùng 803 nghệ nhân; Các nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh./.
Một số tiết mục văn nghệ trong hình ảnh tại buổi lễ vinh danh
Theo thống kê, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 26 huyện, thành phố, thị xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh có gần 100 CLB Dân ca Ví, Giặm cùng 803 nghệ nhân; Các nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh./.
Một số tiết mục văn nghệ trong hình ảnh tại buổi lễ vinh danh
Theo thống kê, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 26 huyện, thành phố, thị xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh có gần 100 CLB Dân ca Ví, Giặm cùng 803 nghệ nhân; Các nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh./.
Tiết mục Phụ tử tình thâm tại lễ vinh danh
Không ai có thể sưu tầm được bài "Phụ tử tình thâm" ra đời vào ngày tháng năm nào, cũng không ai hiểu được tác giả của nó là một người sáng tác hay một nhóm người sáng tác. Nhưng từ bao nhiêu thập kỷ rồi, bài "Phụ tử tình thâm" thân thuộc với người dân Nghệ An và Hà Tĩnh như cơm ăn, nước uống. "Phụ tử tình thâm" như lời răn của cha, như lời khuyên của mẹ và chính là "cẩm nang" sống cho mỗi thế hệ, dầu họ lớn lên ở đâu, làm gì cũng không quên được đức sinh thành, không quên được nơi "chôn rau cắt rốn"./.
Một số tiết mục văn nghệ trong hình ảnh tại buổi lễ vinh danh
Theo thống kê, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 26 huyện, thành phố, thị xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh có gần 100 CLB Dân ca Ví, Giặm cùng 803 nghệ nhân; Các nghệ sỹ, nhạc sỹ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh./.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trao bằng công nhận cho các nghệ nhân
Sau phần lễ trao Bằng công nhận, các đại biểu và khản giả đã thưởng thức Chương trình nghệ thuật “Về miền ví dặm” gồm những tiết mục dân ca đặc sắc với sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ hàng đầu cùng các câu lạc bộ, nghệ nhân dân gian ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh. Chương trình nghệ thuật đã tái hiện, biểu diễn không gian diễn xướng kinh điển của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Những làn điệu quen thuộc của loại hình nghệ thuật này được biểu diễn một cách sinh động, đầy ấn tượng./.
Bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn Phòng UNESCO tại Hà Nội trao bằng công nhận cho Bộ trưởng Bộ VHTT&DL
Tối 31/1/2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An) đã diễn ra lễ vinh danh và đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ VHTT&DL, lãnh đạo 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tham dự buổi lễ. Về phía tổ chức UNESCO có bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cùng dự buổi lễ./.
Tiết mục ví, Giặm tại Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2012
Ví, Giặm là lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Ví, Giặm được thực hành trong lao động và đời sống thường nhật: lúc ru con, khi làm ruộng, chéo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Vì vậy, các lối hát cũng được gọi tên theo các hoạt động như Ví phường vải, Ví đò đưa, Ví phường nón, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên… Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh và là phương tiện nghệ thuật để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, tăng cường giao lưu, gắn kết cộng đồng./.
Niễm vui vỡ òa khi Chủ tịch UNESCO gõ búa xác nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Khi tiếng búa trên tay ông Chủ tịch Jose Manuel Rodrigues Cuadoros vang lên xác nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được vinh danh, tất cả đứng dậy hò reo vui mừng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Lệ Thanh xúc động cho biết: “Tôi hết sức vui mừng và tự hào vì Dân ca Ví, Giặm đã góp phần làm phong phú đa dạng di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam và của nhân loại. Tới đây, chúng tôi phải có chiến lược cụ thể để bảo tồn, phát huy và đặc biệt là truyền dạy cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ để Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phát triển bền vững trong lòng mọi người dân xứ Nghệ”. (Theo báo Nhân dân ngày 28/11/2014)./.
Toàn cảnh xét hồ sơ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Vào hồi 17 giờ 10 phút (23 giờ 10 phút, giờ Việt Nam) ngày 27/11/2014, phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể lần thứ 9 của UNESCO diễn ra tại TP Paris (Pháp), Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã chính thức được UNESCO vinh danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.
Tiết mục ví, Giặm tại Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2012
Năm 2010, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được Viện Âm nhạc Việt Nam kiểm kê. Năm 2012, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký quyết định đưa di sản này vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngày 24/11/2014, trong phiên họp lần thứ 8, hồ sơ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam được Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO chính thức được khuyến nghị xem xét cùng 36 đại diện khác để tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.

Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

 Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

 

Liên hệ

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

 Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

 Điện thoại: 02383.557.565

 Email: banbientap@nghean.gov.vn

 fb.com/congthongtindientutinhnghean

 Đăng nhập