Thường xuyên đôn đốc thực hiện các giải pháp phát triển nền Y học cổ truyền trong giai đoạn mới trên địa bàn
Tại Công văn số 9681/UBND-VX ngày 1/11,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long giao các Sở: Y tế, NN&PTNT, Du lịch,
Hội Đông y và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung tại Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày
28/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số
86-KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền và Hội
Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số
7347/UBND-VX ngày 27/8/2024.
Tại
Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW, Chính phủ yêu cầu thực hiện các nội
dung gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển nền y học
cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới; Xây dựng, hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam
và Hội Đông y Việt Nam; Tổ chức, quản lý; Phát triển dược liệu và thuốc cổ
truyền; Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Phát triển nguồn nhân
lực và nghiên cứu khoa học.
Hợp
tác quốc tế; Công tác thanh tra, kiểm tra; Tập trung phát triển và đa dạng hoá
các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền; nâng cao chất lượng dịch vụ của
y học cổ truyền gắn với chăm sóc sức khoẻ và phục vụ du lịch; Tăng cường công
tác xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác
phát triển y học cổ truyền; Phát huy vai trò của Hội Đông y Việt Nam, các tổ
chức chính trị - xã hội và các hội nghề nghiệp.
Chính
phủ giao căn cứ Kế hoạch này, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được
giao. Cụ thể là, UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương thực hiện tuyên
truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phát triển nền Y học cổ
truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới; các giá trị của nền
Y học cổ truyền Việt Nam, các tác phẩm kinh điển của các đại danh y; các mô
hình hay, cách làm tốt trong công tác phát triển y học cổ truyền Việt Nam. Xây
dựng Kế hoạch thanh tra, xử lý các vi phạm liên quan đến dược liệu và thuốc cổ
truyền; hoạt động thông tin, quảng cáo và các dịch vụ thuộc lĩnh vực y học cổ
truyền.
Đồng
thời, xây dựng Đề án củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động Hội Đông y ở địa
phương. Điều chỉnh thời gian Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện
(khám, chữa bệnh) y học cổ truyền giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn 2045. Xây
dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc cổ truyền liên thông với cơ
sở dữ liệu Quốc gia và chuyên ngành giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến 2045.
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền phục vụ
khách du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và tra cứu dữ liệu, liên
thông với cơ sở dữ liệu Quốc gia về du lịch.
Cùng
với đó, nghiên cứu, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, đề xuất các hoạt động xúc
tiến xuất khẩu, phát triển thương hiệu, tuyên tuyền quảng bá cho các sản phẩm,
dịch vụ y học cổ truyền có tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam ra thị trường quốc
tế. Tổ chức sưu tầm, hiệu đính và tái bản các tác phẩm y học cổ truyền của đại
danh y.
UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ
thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 và Kết luận số 86-KL/TW ngày 10/7/2024 để chủ
động xây dựng hoặc lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền Y học cổ
truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới trên địa bàn phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thường xuyên đôn đốc
thực hiện Kế hoạch, các giải pháp phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và
Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới trên địa bàn; định kỳ hoặc đột xuất báo
cáo Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư theo quy
định.
Kim Oanh (T/h)