image banner
Biểu dương các đơn vị, địa phương làm tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

Để chủ động tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy; đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão năm 2024, ngày 21/6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 5171/UBND-NC về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị thực hiện các biện pháp bảo đảm (TTATGT) đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, phối hợp với Sở TN&MT và các đơn vị có liên quan thực hiện và hướng dẫn việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có gắn máy móc, thiết bị hút cát sỏi đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm được giao. 

Đồng thời, lập danh bạ luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý, bến khách ngang sông trên địa bàn địa phương, báo cáo UBND tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi trách nhiệm. Chỉ đạo các đơn vị quản lý tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường thủy trong mùa mưa bão, tập trung xây dựng phương án điều tiết bảo đảm (ATGT) đường thủy ở những vị trí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao, đặc biệt là các bến khách ngang sông, các công trình vượt sông, xử lý kịp thời các yếu tố gây mất an toàn và phòng ngừa tai nạn giữa phương tiện thủy với các công trình vượt sông. 

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm các phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm; các hành vi khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi trái phép trên các tuyến sông. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước". Duy trì và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần bảm đảm TTATGT đường thủy. 

Sở GD&ĐT tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật giao thông đường thủy nội địa trong các nhà trường; vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phối hợp trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên nhắc nhở học sinh khi tham gia phương tiện giao thông đường thủy phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm ATGT đường thủy. 

Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành phối hợp ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động khoảng sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu tái phạm tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy phép. 

UBND tỉnh đề nghị Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực V chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm; khai thác bến thủy nội địa quá phạm vi, thay đổi kích thước bến thuỷ nội địa khi chưa được cho phép,... 

Đề nghị Cảng vụ hàng hải Nghệ An phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phối hợp thực hiện nhiệm vụ, buộc các tổ chức, cá nhân tuân theo các quy định của pháp luật bảo đảm an toàn, an ninh thuộc vùng nước ngoài luồng hàng hải để trao đổi thống nhất và giải quyết kịp thời. Trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực V(Cục Đường thủy nội địa Việt Nam), Phòng Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An và các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường thủy đến từng địa bàn dân cư dọc các tuyến đường thủy, các trường học ven sông với hình thức, nội dung phong phú.

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa. Tổ chức quản lý đối với sông, kênh, hồ, đầm, phá trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng, công bố mở luồng mà có hoạt động vận tải nhằm bảo đảm TTATGT. 

Đồng thời, có trách nhiệm đảm bảo TTATGT đối với bến và phương tiện chở khách ngang sông, các phương tiện nhỏ của gia đình hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt chú ý đến công tác phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh, trẻ em trong dịp nghỉ hè; triển khai một số giải pháp phòng ngừa tai nạn, thương tích mùa mưa bão. Rà soát tổng hợp báo cáo nhu cầu học cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện thuỷ nội địa tại địa phương để có phương án đào tạo và phân loại các phương tiện giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý; phối hợp với Chi Cục Đăng kiểm số 3 tổ chức đăng kiểm và gia hạn kiểm định theo quy định. 

Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, đôn đốc, theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương, đơn vị trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy, nhất là trong mùa mưa bão. Tham mưu UBND tỉnh kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, có các giải pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo TTATGT đường thủy trên địa bàn toàn tỉnh; phê bình các đơn vị, địa phương thực hiện kém hiệu quả, biểu dương các đơn vị, địa phương làm tốt công tác này... 

Kim Oanh (T/h)