UBND tỉnh làm việc với Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương
Sáng
nay (25/4), Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Nguyễn Lam – Phó Trưởng Ban
Dân vận Trung ương làm Trưởng Đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về kết quả thực
hiện Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” năm 2023 và quý I/2024
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tiếp
và làm việc với Đoàn có đồng chí Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh; đại diện các Sở, ban, ngành liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc
Báo cáo tại buổi
làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Công Vinh cho biết, năm 2023
và 4 tháng đầu năm 2024 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần
thứ XIX, tình hình kinh tế của tỉnh phát triển khá toàn diện và đạt nhiều kết
quả quan trọng. Các vấn đề về văn hóa – xã hội được quan tâm giải quyết, an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.
Đồng
chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông
tin một số kết quả nổi bật trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh năm 2023
Trong những năm
qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, tập
trung chỉ đạo, lãnh đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”. Qua 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, nhận
thức và sự tham gia của nhân dân và đồng bào các dân tộc vào các hoạt động văn
hóa, thể thao ở cơ sở được nâng lên, phát huy được các nguồn lực xã hội để xây
dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Phong trào được đông đảo các tầng lớp
nhân dân đồng tình ủng hộ, tự giác thực hiện và được các cấp, các ngành phối hợp
chỉ đạo triển khai tích cực, đồng bộ, thực sự trở thành phong trào thi đua yêu
nước lớn trên địa bàn toàn tỉnh.
Đồng
chí Bùi Công Vinh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo kết quả phong
trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh
Năm 2023, trên địa
bàn tỉnh Nghệ An có 19.857 gia đình văn hóa tiêu biểu được tuyên dương khen thưởng,
984 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 1.831 nhóm, phòng chống bạo lực
gia đình và 3.017 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 204 mô
hình văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận. Công tác quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển được
quan tâm. Toàn tỉnh đang lưu giữ hệ thống di sản phong phú, đa dạng với 2.602
di tích, danh thắng, 485 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 6 di tích quốc
gia đặc biệt, 145 di tích quốc gia, 334 di tích cấp tỉnh … Năm 2023, có
737.186/851.151 gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 87%);
có 2.563/3.804 khu dân cư được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa (đạt
68,6%); tỷ lệ gia đình thể thao đạt 25,5%, người luyện tập thể dục, thể thao
thường xuyên đạt 36,4%; có 1.767 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn
hóa; 787 dòng họ được công nhận dòng họ văn hóa.
Các cấp, các
ngành tổ chức đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo thực hiện lồng ghép, thông qua các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông
thôn mới; vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo”, làm nhà Đại đoàn kết cho hộ
nghèo; đẩy mạnh các phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn
xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường. Việc quy
hoạch đất sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và chỉ tiêu
xây dựng thiết chế văn hóa thể thao đạt chuẩn tiêu chí của Bộ Văn hóa Thể thao
Du lịch ngày càng tăng cao…
Đồng
chí Lương Đức Thắng – Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đề nghị tỉnh tiếp tục tổ chức, hỗ trợ, bảo tồn văn hóa truyền thống,
phong tục, tập quán, nếp sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trong Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Bên cạnh những kết
quả đạt được, một số nơi phong trào phát triển còn chậm. Chất lượng phong trào
xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, khối phố văn hóa ở một số địa phương còn
hạn chế, hiệu quả chưa cao. Một số làng, bản, khối phố được công nhận khu dân
cư văn hóa nhưng chưa duy trì và phát huy tốt, việc xây dựng và nhân rộng mô
hình văn hóa, bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số chưa được nhiều.
Nhiều cơ sở thiết chế văn hóa tại một số địa phương đã xuống cấp, lạc hậu, quy
mô nhỏ không đáp ứng được nhu cầu tổ chức hoạt động…
Đồng
chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh kiến nghị Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch
nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ đối với công chức văn hóa – xã hội cấp xã
Tại buổi làm việc,
các thành viên đoàn công tác đã chia sẻ, trao đổi những khó khăn trong việc thực
hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh. Đồng thời,
các thành viên dự họp cũng đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Bộ tiêu chí
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để cụ thể hóa các nội
dung và có cơ sở thực hiện hiệu quả hơn về phong trào; rà soát, bổ sung quy định
về hợp tác công – tư trong xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành thiết chế văn
hóa, thể thao; thực hiện quyền cho thuê, liên doanh, liên kết đối với thiết chế
văn hóa thể thao cấp xã; nhà văn hóa – khu thể thao thôn…
Phó
Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra Nguyễn Lam phát biểu
Kết luận buổi
làm việc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra Nguyễn Lam
đánh giá cao kết quả triển khai và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp
tục phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bền vững,
có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực; gắn thực hiện Phong trào với thực
hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, xây dựng Đô thị văn
minh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhận thức đầy đủ và tập
trung thực hiện có hiệu quả việc xây dựng con người văn hóa Nghệ An, văn hóa
gia đình, văn hóa làng xã, dòng họ; văn hóa doanh nghiệp, cơ quan, công sở và đạo
đức công vụ; quan tâm hoàn thiện cơ sở vật chất thiết chế văn hóa, thể thao cơ
sở, nhất là của các thôn sau sáp nhập, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới.
Các cấp, địa
phương cần quan tâm nâng cao chất lượng văn hóa, hỗ trợ kinh phí các hoạt động
để nâng cao hơn chất lượng phong trào văn hóa. Cụ thể hóa Đề án, Nghị quyết của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh các mô hình, các thiết chế văn
hóa thôn bản, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng đời sống văn
hóa…
T.H